Trong giao thông, biển báo hiệu lệnh được sử dụng như một công cụ để hướng dẫn các phương tiện tham gia giao thông thực hiện các hiệu lệnh cụ thể. Vậy đặc điểm chung của biển báo hiệu lệnh là gì và có những loại biển báo nào cần ghi nhớ? Đồng phục Nam Phương sẽ giúp bạn có được đáp án cụ thể trong bài viết dưới đây.
Nội dung
- 1 Một vài thông tin cần biết về biển báo hiệu lệnh?
- 2 Giải đáp thắc mắc đặc điểm chung của biển báo hiệu lệnh là gì?
- 3 Các loại biển báo hiệu lệnh cần ghi nhớ
- 3.1 Biển số R.301: “Biển báo hiệu lệnh hướng đi phải theo”
- 3.2 Biển số R.302: Biển báo quy định “Hướng phải đi vòng chướng ngại vật”
- 3.3 Biển số R.303 Biển báo quy định “Nơi giao nhau chạy theo vòng xuyến”
- 3.4 Biển số R.304 “Biển hiệu lệnh đường dành cho xe thô sơ”
- 3.5 Biển R.305 “Báo hiệu lệnh đường dành cho người đi bộ”
- 3.6 Biển số R.306 biển báo “Tốc độ tối thiểu cho phép”
- 3.7 Biển số R.307 “Biển báo hết hạn chế tốc độ tối thiểu”
- 3.8 Biển số R.308 “Biển báo tuyến đường có cầu vượt cắt qua”
- 3.9 Biển số R.309 “Biển báo hiệu lệnh thể hiện ấn còi”
- 3.10 Biển số R.310 “Biển hiệu lệnh hướng đi phải theo cho các xe chở hàng nguy hiểm”
Một vài thông tin cần biết về biển báo hiệu lệnh?
Bộ Giao thông Vận tải xếp các loại biển báo giông thông thành 5 nhóm khác nhau đó là: Biển báo cấm, biển báo nguy hiểm và cảnh báo, biển báo chỉ dẫn, biển báo phụ và biển phụ viết bằng chữ. Vì thế trước khi biết đặc điểm chung của biển báo hiệu lệnh là gì bạn cần phải biết biển báo hiệu lệnh được dùng để làm gì.
Đây là nhóm biển báo giao thông yêu cầu tất cả những người khi tham gia giao thông phải tuân thủ theo hiệu lệnh gắn trên biển, trừ một số biển báo đặc biệt. Nhóm biển báo này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hướng dẫn người tham gia giao thông đi đường, đi đúng luật để từ đó giúp hạn chế những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra.
Để phân biệt biển báo hiệu lệnh trước khi tìm hiểu về đặc điểm chung của biển báo hiệu lệnh là gì rất dễ dàng. Có thể hiểu đơn giản đây là loại biển báo trái ngược với biển báo cấm. Trong khi biển báo cấm ngăn cấm các phương tiện thực hiện hành vi cụ thể nào đó, thì biển hiệu lệnh lại yêu cầu phương tiện tham gia giao thông phải tuân thủ đúng hiệu lệnh của biển báo.
Giải đáp thắc mắc đặc điểm chung của biển báo hiệu lệnh là gì?
Đặc điểm chung của biển báo hiệu lệnh là gì? Đầu tiên, dạng biển báo này có dạng hình tròn, nền màu xanh và hình vẽ bên trong màu trắng. Theo quy định của bộ Giao thông Vận tải, nhóm biển báo hiệu lệnh có 10 kiểu và đánh số thứ tự từ 301 đến 310 với những ý nghĩa riêng biệt.
Đặc điểm chung thứ 2 của biển báo hiệu lệnh chính là dùng để thông báo các hiệu lệnh bắt buộc phải tuân thủ. Tuỳ vào tính chất của đoạn đường đó mà cơ quan có thẩm quyền sẽ đặt biển báo hiệu lệnh với những ký hiệu cho phù hợp. Nếu người tham gia giao thông không chấp hành sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Ngoài những đặc điểm chung của biển báo hiệu lệnh là gì kể trên thì còn một điều nữa mà nhiều người không biết. Chính là khi hiệu lệnh kết thúc sẽ sử dụng vạch chéo màu đỏ kẻ từ phải qua trái và từ trên xuống để ghi đè lên hình vẽ màu trắng bên trong biển báo hiệu lệnh.
Các loại biển báo hiệu lệnh cần ghi nhớ
Sau khi đã nắm rõ đặc điểm chung của biển báo hiệu lệnh là gì, bạn đọc cũng cần phải biết ý nghĩa của từng biển báo hiệu lệnh. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn khi tham gia lưu thông trên đường sẽ không vi phạm luật giao thông.
Biển số R.301: “Biển báo hiệu lệnh hướng đi phải theo”
Biển báo này được dùng để báo cho các xe cơ giới và xe thô sơ cần đi đúng hướng quy định. Tuỳ theo hướng đi mà người lắp biển hiệu lệnh sẽ chọn kiểu biển cho phù hợp. Khi nhìn thấy biển hiệu này, các phương tiện tham gia giao thông bắt buộc phải đi theo hiệu lệnh trừ xe được ưu tiên theo quy định. Cụ thể:
- Biển số R.301a: Các phương tiện chỉ được đi thẳng.
- Biển số R.301b: Các phương tiện chỉ được rẽ phải.
- Biển số R.301c: Các phương tiện chỉ được rẽ trái.
- Biển số R.301d: Các phương tiện chỉ được rẽ phải.
- Biển số R.301e: Các phương tiện chỉ được rẽ trái.
- Biển số R.301f: Các phương tiện chỉ được đi thẳng và rẽ phải.
- Biển số R.301g: Các phương tiện chỉ được đi thẳng và rẽ trái.
- Biển số R.301h: Các phương tiện chỉ được rẽ trái và rẽ phải.
- Biển số R.302 (a,b,c) “Hướng phải đi vòng chướng ngại vật”
Biển số R.302: Biển báo quy định “Hướng phải đi vòng chướng ngại vật”
Đây cũng là biển báo được nhiều người quan tâm sau khi biết được đặc điểm chung của biển báo hiệu lệnh là gì. Biển báo này có 2 kiểu là 302a báo hiệu cho các loại xe phải đi vòng sang phải để vượt chướng ngại vật. Biển 302b báo hiệu cho các phương tiện phải đi vòng sang trái để vượt chướng ngại vật.
Biển số R.303 Biển báo quy định “Nơi giao nhau chạy theo vòng xuyến”
Loại biển báo hiệu lệnh này được sử dụng để báo cho các phương tiện giao thông phải đi theo vòng xuyến có chiều mũi tên tượng trưng chỉ dẫn khi đến đoạn đường có giao cắt, giúp đảm bảo an toàn.
Biển số R.304 “Biển hiệu lệnh đường dành cho xe thô sơ”
Biển có hiệu lực bắt buộc các xe thô sơ (kể cả xe cho những người tàn tật) và người đi bộ phải dùng đường dành riêng cho phương tiện này để đi lại. Các loại xe cơ giới, xe gắn máy, xe được quy tiên theo quy định không được phép đi vào làn đường này. Trường hợp phải đi cắt ngang thì cần đảm bảo an toàn cho người đi bộ và xe thô sơ trước khi vượt qua.
Biển R.305 “Báo hiệu lệnh đường dành cho người đi bộ”
Khi nhìn thấy biển báo hiệu lệnh này, tất cả các loại xe cơ giới và thô sơ trừ xe lăn cho người tàn tật và các loại xe đạp không được phép đi vào làn đường này. Trừ trường hợp phải đi cắt ngang đoạn đường, tuy nhiên phải đảm bảo an toàn cho người đi bộ.
Biển số R.306 biển báo “Tốc độ tối thiểu cho phép”
Loại biển báo này khá phổ biến trên đường, với những ai thường xuyên phải chạy xe sẽ thấy rất quen thuộc. Ý nghĩa của biển báo hiệu lệnh này là báo hiệu tốc độ tối thiểu mà các xe cơ giới được phép chạy và không được chạy với tốc độ thấp hơn giá trị ghi trên biển.
Biển số R.307 “Biển báo hết hạn chế tốc độ tối thiểu”
Đây là biển báo hiệu lệnh được đặt ở những con đường có giới hạn về tốc độ di chuyển của phương tiện giao thông. Biển báo này thể hiện ý nghĩa các phương tiện khi đi qua điểm đặt biển báo được phép chạy chậm hơn giá trị ghi trên biển, tuy nhiên phải đảm bảo không gây ra cản trở cho các phương tiện cùng lưu thông khác.
Biển số R.308 “Biển báo tuyến đường có cầu vượt cắt qua”
Sau khi tìm hiểu về đặc điểm chung của biển báo hiệu lệnh là gì thì đây cũng là loại biển báo hiệu lệnh được nhiều người tham gia giao thông quan tâm. Biển báo này có 2 loại đó là:
- Biển R.308a: Biểu thị phía trước có cầu vượt cắt qua, phương tiện giao thông có thể đi thẳng hoặc theo chỉ dẫn trên hình để rẽ trái.
- Biển R.308b: Biểu thị phía trước có cầu vượt cắt qua, phương tiện giao thông có thể đi thẳng hoặc theo chỉ dẫn trên hình để rẽ phải.
Biển số R.309 “Biển báo hiệu lệnh thể hiện ấn còi”
Đa phần biển báo này sẽ được đặt ở khu vực đông dân cư, có nhiều người qua lại hoặc có mật độ phương tiện giao thông lớn. Khi đến vị trí có đặt biển báo hiệu lệnh này, xe cộ nên ấn còi.
Biển số R.310 “Biển hiệu lệnh hướng đi phải theo cho các xe chở hàng nguy hiểm”
Loại biển báo hiệu lệnh này ít được sử dụng hơn so với một số biển báo hiệu lệnh khác. Biển báo này được chia thành 3 loại như sau:
- Biển R.310a: Báo hiểu các loại xe chở hàng nguy hiểm phải đi theo hướng quy định (rẽ trái).
- Biển R.310b: Báo hiểu các loại xe chở hàng nguy hiểm phải đi theo hướng quy định (đi thẳng).
- Biển R.310c: Báo hiểu các loại xe chở hàng nguy hiểm phải đi theo hướng quy định (rẽ phải).
Thông tin về đặc điểm chung của biển báo hiệu lệnh là gì đã được đồng phục Nam Phương giải đáp trong bài viết trên đây. Hy vọng sẽ cung cấp cho bạn đọc những tin tức hữu ích để khi tham gia giao thông có thể tuân thủ đúng theo quy định, hạn chế rủi ro.