Cao su là một nguyên liệu quan trọng trong ngành sản xuất tại Việt Nam hiện nay. Tìm hiểu về các loại cao su, cao su có những tính chất gì sẽ giúp cho việc sử dụng nguyên liệu này càng thêm dễ dàng, phát huy tối đa đặc tính nổi bật. Những vấn đề trên sẽ được đồng phục Nam Phương giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.
Nội dung
Cao su là gì? Phân loại cao su trên thị trường hiện nay
Cao su là tên gọi được bắt nguồn từ tiếng Pháp Caoutchouc dùng để chỉ vật liệu polyme được làm từ mủ của cây cao su. Chúng có độ bền cơ học và khả năng đàn hồi tốt nên được dùng làm nguyên liệu trong các lĩnh vực khác nhau. Tại Việt Nam cao su được trồng nhiều ở khu vực Tây Nguyên, mỗi năm thu hoạch được khoảng 1,87 triệu tấn
Để biết cao su có những tính chất gì, trước hết bạn cần phải biết nguyên liệu này gồm những loại nào. Hiện nay cơ bản nhất sẽ có cao su tự nhiên và cao su tổng hợp. Mỗi loại được sản xuất và sử dụng cho những mục đích khác nhau, cụ thể:
Cao su tổng hợp
Thành phần chính của cao su tổng hợp là polyurethane với cấu trúc bọt khí hở. Nguyên liệu này chứa nhiều đồng vị khác nhau như cis – 1,4; trans – 1,4; đồng vị 1,2 hay 3,4. Vì đây là cao su non nên trong quá trình sản xuất sẽ được xử lý mùi kỹ lưỡng, khi ứng dụng vào các ngành nghề khác nhau thành phẩm làm ra sẽ không có mùi quá nồng.
So với cao su tự nhiên thì cao su tổng hợp có bề mặt bóng hơn và độ đàn hồi tốt hơn; tuy nhiên khả năng trở về hình dạng ban đầu lại chậm hơn. Ngoài ra cấu trúc lỗ hổng, độ thoáng khí cũng thấp hơn cao su tự nhiên.
Cao su tự nhiên
Cao su tự nhiên được sản xuất từ mủ của cây cao su thuộc nhóm polyterpene không chứa phụ gia và có cấu trúc bọt hở. Thành phần có trong cao su thiên nhiên bao gồm: Protein, phospholipid, axit béo,… Nhờ đó chúng có nhiều đặc điểm ưu việt hơn các loại cao su tổng hợp khác.
Với những sản phẩm được làm từ cao su tự nhiên khi mới mua về sẽ có mùi khá đặc trưng. Độ đàn hồi trở về hình dáng ban đầu khá nhanh, chỉ mất khoảng 10 – 15 giây. Ngoài ra khối lượng riêng của cao su tự nhiên cũng khá nhẹ, cấu trúc phân tử lỗ hổng trên bề mặt rõ rệt và được phân bố dày.
Giải đáp cao su có những tính chất gì?
Cao su có những tính chất gì là thắc mắc của rất nhiều người hiện nay. Bởi đây là nguyên liệu quan trọng trong nhiều ngành sản xuất ở nước ta. Cao su có tính chất hoá học và vật lý cụ thể như sau:
Tính chất hoá học của cao su
Tính chất của cao su là các đặc điểm quan trọng ảnh hưởng đến việc sản xuất và sử dụng nguyên liệu này trong đời sống. Vậy cao su có những tính chất gì bạn đã biết? Cùng tìm hiểu ngay:
- Độ đàn hồi (tính cơ học): Cao su có khả năng đàn hồi cực tốt với thời gian trở về hình dạng ban đầu nhanh sau khi bị kéo căng hoặc bị biến dạng. Nhờ có đặc tính này giúp cho cao su được ứng dụng nhiều trong sản xuất dây đàn, găng tay cao su, gối cao su, lốp xe…
- Khả năng chịu lực tốt và độ bền cao: Cao su có thể chịu được các lực tác động lớn mà không bị rách hay bị hư hỏng. Nếu để ý bạn có thể thấy các sản phẩm làm từ cao su như lốp xe, đệm cao su thiên nhiên đều có độ bền cao, tuổi thọ sử dụng có thể từ 10 đến 20 năm.
- Khả năng cách điện và cách nhiệt tốt: Đây là một trong những ưu điểm nổi bật cần biết khi được hỏi về cao su có những tính chất gì. Khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng hay lạnh đều không bị biến dạng hay không bị phân huỷ. Vì thế nguyên liệu này có thể dùng trong môi trường yêu cầu đến khả năng chịu nhiệt như công nghiệp điện tử.
- Tính chất hóa học: Chống cháy, chống hoá chất, chống dầu và chống thời tiết là những tính chất đặc trưng của cao su. Đây là điểm nổi bật mà không phải nguyên liệu nào trên thị trường hiện nay cũng sở hữu.
- An toàn và thân thiện với môi trường: Cao su có nguồn gốc từ thiên nhiên, không có các thành phần hoá chất độc hại. Do đó mang đến khả năng kháng khuẩn cao và phòng được một số bệnh ngoài da. Đặc biệt cao su có thể tự phân huỷ hoặc có thể tái chế dễ dàng, giúp bảo vệ môi trường và giảm thiểu lượng rác thải ra ngoài.
Tính chất vật lý của cao su
Ngoài tính chất hoá học thì cao su cũng có những tính chất vật lý nhất định mà bạn đọc cần tìm hiểu. Cụ thể như sau:
- Trong điều kiện nhiệt độ thấp, cao su thiên nhiên có cấu trúc tinh thể và kết tinh với vận tốc nhanh nhất ở -25 độ C, tinh thể nóng chảy ở nhiệt độ 40 độ C.
- Khối lượng riêng: 913 kg/m3
- Hệ số giãn nở: 656.10 – 4 dm3/C
- Tang của góc tổn thất điện môi
- Nhiệt hóa thủy tinh (Tg): -70 độ C
- Nhiệt dung riêng: 1,88 kJ/kg độ K
- Nhiệt dẫn riêng: 0,14 w/m độ K
- Thẩm thấu điện môi @1000 Hz/s: 2,4:2,7
Cao su được ứng dụng như thế nào trong đời sống
Cao su có những tính chất gì đã được bật mí trong các nội dung ở trên. Tiếp đến hãy cùng tìm hiểu về ứng dụng của nguyên liệu này. Có thể thấy cao su sở hữu nhiều đặc tính nổi bật như: đàn hồi tốt, ít bị biến dạng, cách nhiệt, cách điện tốt… vì thế được dùng trong nhiều lĩnh vực sản xuất như:
Cao su được dùng nhiều trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô và bánh xe
Ngành công nghiệp ô tố và sản xuất lốp xe chiếm tới 70% sản lượng cao su thiên nhiên trên toàn cầu. Gần như tất cả mọi lốp xe hiện nay đều được làm từ cao su nhờ vào đặc tính độ bền cao và độ đàn hồi tốt. Từ lốp xe xe máy, ô tô cho đến lốp xe sử dụng máy bay cũng đều sản xuất bởi nguyên liệu này.
Sản xuất gối, đệm từ cao su chất lượng cao
Với những đặc tính độ đàn hồi cao, an toàn với người dùng và độ bền vượt thời gian; cao su còn được ứng dụng nhiều trong sản xuất gối và đệm. Đặc biệt đệm được làm bằng cao su thiên nhiên giúp nâng đỡ hệ xương cho giấc ngủ trọn vẹn và tránh mắc phải các bệnh về xương khớp. Tuỳ vào giá thành mà gối và đệm sẽ được sản xuất bằng cao su thiên nhiên hay cao su tổng hợp.
Một số ứng dụng khác của cao su
Tìm hiểu về cao su có những tính chất gì đã phần nào giúp bạn trả lời thắc mắc vì sao nguyên liệu này lại được ứng dụng trong nhiều ngành nghề đến như vậy. Ngoài sản xuất lốp xe và gối đệm, cao su còn là nguyên liệu chủ lực trong một số ngành dưới đây:
- Ngành nhựa công nghiệp: sử dụng là cao su trục xoắn bơm dầu thực phẩm, bánh xe cao su đặc, ống cao su…
- Ngành xây dựng: Cao su bảo vệ cột góc tường, ống cao su chịu nhiệt, ống cao su bơm cát,…
- Ngành công nghiệp thực phẩm: Trục lô ép cá, cao su tiếp xúc thực phẩm, ống trục xoắn bơm dầu thực phẩm.
- Ngành thủy lợi, thủy điện: Thiết bị chống thấm nước, chống nhiễm điện, phớt cao su, gioăng đệm cao su…
- Ngành y tế: Găng tay cao su, tạp dề chống thấm cao su, nút cao su,quần áo bảo hộ lao động…
Bài viết trên đã tổng hợp đầy đủ thông tin về cao su có những tính chất gì và được ứng dụng như thế nào mà Đồng Phục Nam Phương muốn gửi đến bạn đọc. Chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều vật dụng khác nhau được làm từ cao su trong đời sống hiện nay, hiểu rõ về đặc tính của nguyên liệu này sẽ giúp bạn sử dụng các sản phẩm một cách tốt nhất.