Thực tế cách chế tạo nam châm điện là một phần kiến thức trong chương trình học lớp 7 bậc trung học cơ sở. Việc cho các em thực hành từ sớm sẽ giúp các em biết được thêm nhiều kiến thức hữu ích để vận dụng trong đời sống hàng ngày. Nếu bạn cũng quan tâm đến cách làm nam châm điện, đừng bỏ qua bài viết dưới đây của đồng phục Nam Phương.
Nội dung
Nam châm điện là gì? Lịch sử ra đời của nam châm điện
Trước khi biết cách chế tạo nam châm điện thì trước hết bạn cần phải hiểu được nam châm điện là gì, chúng có cấu tạo như thế nào và nguyên lý hoạt động ra sao. Nắm rõ kiến thức là điều rất quan trọng giúp đảm bảo an toàn khi muốn tự làm nam châm điện tại nhà.
Khái niệm nam châm điện
Nam châm điện là một dụng cụ có khả năng tạo ra từ trường hay còn gọi là nguồn phát từ trường. Từ trường này được sinh ra bởi dòng điện lớn chạy qua cuộn dây (cuộn coil). Ngoài nam châm điện trên thị trường hiện nay còn có nam châm vĩnh cửu, tuy nhiên nam châm điện vẫn được ưu tiên sử dụng hơn cả bởi sở hữu những ưu điểm nổi bật sau:
- Độ mạnh yếu của nam châm điện có thể thay đổi theo mong muốn của người sử dụng. Chỉ cần thay đổi số vòng dây cuộn hoặc thay đổi cường độ dòng điện chạy qua cuộn dây là được.
- So với nam châm vĩnh cửu, độ mạnh của từ trường do nam châm điện chạy qua mạnh hơn.
- Nam châm điện có thể ngắt hoàn toàn từ tính bằng cách ngắt điện.
- Giá bán của nam châm điện thấp hơn nhiều so với nam châm vĩnh cửu. Ngoài ra cách chế tạo nam châm điện cũng khá đơn giản và có thể tự thực hiện tại nhà.

Nam châm điện được ra đời như thế nào?
Nhiều người tìm cách chế tạo nam châm điện mà không biết rằng vật dụng này đã ra đời từ cách đây gần 200 năm (năm 1825) và do nhà khoa học William Sturgeon phát minh. Thuở sơ khai, nam châm điện có hình dáng là một lõi sắt non có hình móng ngựa và được quấn dây điện xung quanh. Khi cho dòng điện từ pin nhỏ đi qua, lõi sắt bị từ hoá và cảm ứng từ được sinh ra đã hút được hộp sắt nặng khoảng 200gr.
Nhà khoa học Sturgeon là người phát minh ra nam châm điện. Thế nhưng người đã cải tiến phát minh này và giúp tăng lực hút của nam châm lại là nhà vật lý Joseph Henry. Ông cũng là cha đẻ của một loại những phát minh khác như máy điện thoại, máy điện tín, động cơ điện…
Nguyên lý hoạt động
Biết cách chế tạo nam châm điện sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguyên lý hoạt động của vật dụng này. Sau khi đã hoàn thiện một nam châm điện, ta tiến hành cho dòng điện đi qua các vòng quấn, lúc này từ trường sẽ được sản sinh ra và có tính chất giống như từ trường của nam châm hút và đẩy vật kim loại.
Đưa nam châm điện lại gần một vật kim loại nào đó, kim loại sẽ bị hút lên. Khi ngắt dòng điện khỏi cuộn dây từ trường sẽ biến mất, cuộn dây không thể hút hay đẩy vật kim loại nữa.
Từ đó có thể thấy chỉ khi có dòng điện đi qua thì cuộn dây mới trở thành nam châm điện. Từ trường của nam châm tỷ lệ thuận với chiều dài, số vòng quấn và tỷ lệ nghịch với diện tích của cuộn dây quấn đó.

Các loại nam châm điện phổ biến hiện nay
Cách chế tạo nam châm điện tại nhà đa phần chỉ có thể tạo ra từ trường nhỏ để hút hay đẩy những vật kim loại có trọng lượng không lớn. Còn thực tế hiện nay, nam châm điện được chế tạo với nhiều kích thước cũng như mục đích sử dụng khác nhau. Dưới đây là những loại phổ biến nhất.
- Nam châm điện hình khối: Sử dụng chủ yếu trong ngành công nghiệp nặng và dùng trong các xà từ của cẩu trục lớn với nhiệm vụ hút thép có khối lượng lớn, tải trọng nặng.
- Nam châm điện hút thép phế: Ứng dụng trong ngành công nghiệp, luyện kim. Công dụng của loại nam châm này là để hút sắt thép phế vào lò luyện. Ngoài ra còn được dùng để phân loại sắt thép ra khỏi những chất liệu khác, từ đó tăng năng suất lao động và giảm thiểu nhân công bốc dỡ hàng hoá, tiết kiệm chi phí.
- Nam châm điện nâng thép: Là một hệ thống nam châm điện có dạng thỏi hoặc tấm với chiều dài và trọng lượng rất lớn. Trong một lần sử dụng có thể nâng trọng lượng tới 5 tấn, nhờ đó đảm bảo an toàn lao động và tiết kiệm chi phí nhân công.
- Nam châm nâng điện: còn được biết đến với tên gọi là nam châm dịch chuyển hoặc nam châm nâng hàng. Cấu tạo của loại nam châm điện này bao gồm: Bàn nâng nam châm, tủ nguồn điện, điều khiển và con lăn dây cáp.
Cách chế tạo nam châm điện tại nhà đơn giản
Cách làm nam châm điện bằng pin cũng là một cách gọi khác của cách chế tạo nam châm điện. Nếu muốn tự hoàn thiện vật dụng này tại nhà, bạn có thể tham khảo và làm theo các bước dưới đây.
Bước 1: Chuẩn bị các vật liệu và công cụ
- Dây đồng có vỏ cách điện
- Đinh bằng sắt dài hoặc một con ốc vít dài
- Một ống nhựa
- Nguồn điện (pin)
- Dao cắt dây, kéo cắt
Bước 2: Thực hiện chế tạo nam châm điện

Quấn dây đồng cách điện đã chuẩn bị từ trước quanh ống nhựa từ 200 – 300 vòng, nếu còn thừa nhiều có thể cắt bớt đi. Lưu ý trong quá trình quấn ta để thừa lại đoạn dây đầu và cuối khoảng 5 – 6cm.
Một đầu dây đồng tiết hành nối với một cực của nguồn điện là pin và vặn xoắn để cố định. Đầu còn lại của dây đồng ta cũng nối với cực còn lại của nguồn điện nhưng không vặn xoắn cố định.
Bước 3: Thực nghiệm hút vật kim loại
Cách chế tạo nam châm điện đã hoàn thiện theo các bước ở trên, tiếp đến ta tiến hành thực nghiệm trực tiếp. Hãy đặt đinh sắt quấn dây đồng xuống gần vật kim loại, đồng thời nối dây đồng với cực còn lại của nguồn điện, lúc này từ trường sẽ được sinh ra và hút vật kim loại lên tạo thành nam châm điện.
Ứng dụng của nam châm điện trong đời sống

Có thể thấy được rằng cách chế tạo nam châm điện rất đơn giản và nguyên liệu cần chuẩn bị cũng rất dễ tìm, không quá đắt đỏ. Đây là công cụ rất hữu ích trong cuộc sống hiện nay của chúng ta. Có thể sử dụng nam châm điện theo nhiều cách sau:
- Tách các vật dính liền với nhau: Nam châm điện có cả lực hút và lực đẩy mạnh, vì thế có thể tác các vật kim loại như sắt thép ra khỏi các vật khác; hoặc dùng để giữ các tấm vật liệu không dính liền với nhau trong quá trình sản xuất.
- Nam châm điện được sử dụng cho những thiết bị điện tử lưu trữ thông tin và nhớ như ổ đĩa cứng máy tính, máy ảnh, máy nghe nhạc, ipad, ipod…
- Khi biết cách chế tạo nam châm điện tại nhà, bạn có thể sử dụng để hút các hạt kim loại sắt từ nước sinh hoạt, trong ống dẫn nước… Từ đó giúp nâng cao độ bền cho thiết bị cũng như giảm bớt chi phí bảo trì hiệu quả.
- Ứng dụng của nam châm điện trong lĩnh vực y tế: Từ trường của nam châm điện có tác dụng lớn trong việc giảm đau, làm dịu các triệu chứng của bệnh liên quan đến xương khớp.
Cách chế tạo nam châm điện chi tiết tại nhà đã được cập nhật đầy đủ trong bài viết trên đây. Việc chế tạo nam châm điện không tốn nhiều thời gian và chi phí; tuy nhiên bạn cần phải tìm hiểu kỹ và nắm rõ lý thuyết trước khi thực hiện thì mới đảm bảo an toàn cho mình. Chúc các bạn thành công! Quá trình chế tạo nam châm điện sẽ cần đến quần áo và các dụng cụ bảo hộ lao động. Liên hệ ngay Nam Phương để chọn sản phẩm bảo hộ lao động phù hợp.
Mọi thông tin xin liên hệ:
- Văn phòng: Số 33 Ngõ 102 – Khuất Duy Tiến – Thanh Xuân – Hà Nội
- Xưởng sản xuất: Số 23-25, Ngõ 100 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội
- Hotline: 0979.649.954
- Fanpage: https://www.facebook.com/dongphucnamphuongbhld
- Website: https://dongphucnamphuong.com/